5 Bước Lập Nghiệp với Digital Marketing

0
1231

Digital Marketing là gì?

Digital Marketing hay còn gọi là tiếp thị kĩ thuật số. Đây  có thể hiểu là các hoạt động quảng bá cho sản phẩm/ thương hiệu nhằm tác động đến nhận thức khách hàng, kích thích hành vi mua hàng của họ. Nói dễ hiểu, Digital Marketing là các hoạt động tiếp thị sử dụng một hoặc nhiều phương tiện kĩ thuật số trên Internet.

Kể từ khi có Internet, hành vi và xu hướng mua hàng của người tiêu dùng có nhiều thay đổi. Nhiều đối tượng khách hàng ưa chuộng việc tìm kiếm thông tin trên các công cụ tìm kiếm hay mạng xã hội, vv… Điều này đã tạo nên một phân khúc khách hàng mới – khách hàng trên Internet. Digital Marketing ra đời kể từ đây.

Các công cụ trong Digital Marketing:

  1. Website/landing page/blog…: Kênh đăng tải các thông tin dịch vụ, sản phẩm, thương hiệu để khách hàng của bạn tham khảo.
  2. Content (nội dung): Xây dựng nội dung tiếp thị trực tuyến hiệu quả.
  3. SEO (Search engine optimization: Thực hiện nghiên cứu từ khóa, tối ưu hóa website trên các công cụ tìm kiếm.
  4. SEM (Search Engine Marketing: Tiếp thị trên các công cụ tìm kiếm, ví dụ như quảng cáo trên Google Adwords.
  5. Email Marketing: Tiếp thị tới người dùng bằng email.
  6. Online PR: Quan hệ công chúng trên môi trường internet.
  7. Quảng cáo banner online: Mua banner quảng cáo trên các 4rum, diễn đàn, các trang tin tức điện tử lớn, có tầm ảnh hưởng trong xã hội…
  8. Social Media Marketing: Tiếp thị và tương tác với người dùng online thông qua các mạng xã hội.
  9. Mobile Marketing: Chiến lược Marketing trên điện thoại (gửi tin nhắn, ứng dụng điện thoại…)
  10. Web analytics: Thường hay sử dụng công cụ Google Analytics để phân tích.

5 Bước Lập Nghiệp với Digital Marketing

Bước 1 – Tối Quan Trọng: Chọn một công cụ để kiếm sống

Câu chuyện đầu tiên luôn là câu chuyện tiền đâu. Để bắt đầu quá trình học tập và phát triển trong nghề, điều đầu tiên phải giải quyết đó là: tiền đâu mà học, tiền đâu mà sống???
Vì vậy, điều đầu tiên bạn phải làm, đó là chọn ra một kênh/công cụ chủ lực để học cho thành thạo. Tôi tạm chia khả năng sử dụng một kênh/công cụ thành 3 level như sau (tôi sẽ đưa ra mô tả và dùng kênh FB làm ví dụ):

Level 1 – Gà mờ:

Nhóm này mới tìm hiểu kênh trong một thời gian ngắn, đọc cái gì cũng thấy mới thấy lạ, rất hay thần tượng các chuyên gia, biết triển khai những đầu việc cơ bản.
Ví dụ kênh FB: Biết tạo page, tạo group, biết cách đăng bài, biết cách set quảng cáo cơ bản, biết một số cách câu like share,….

Level 2 – Thành Thạo:

Nhóm này đã tìm hiểu về kênh từ 1 năm trở lên. Biết lập kế hoạch, biết đánh giá hiệu quả và thiết lập KPI, quản lý đội nhóm vận hành kênh, sử dụng các chức năng của công cụ một cách thành thạo.
Ví dụ kênh FB: Biết lập kế hoạch sử dụng FB, biết toàn bộ các hình thức qcao FB, biết các cơ chế đấu thầu thủ công và tự động, biết tạo lập và quản lý hệ thống tài khoản quảng cáo, biết làm các chiến dịch viral trên FB, biết cách phân loại và tạo ra những content khác nhau cho những mục tiêu khác nhau,…..

Level 3 – Chuyên gia:

Để nói về nhóm này, thì thật sự là khó để phân định rạch ròi. Gần đây đã có khá nhiều cuộc tranh luận nổ ra trên mạng về vấn đề “Có quá nhiều Chuyên Gia tự xưng”.
Ở Part 1, tôi đã đưa ra khái niệm về “Chuyên Gia”, tuy nhiên điều quan trọng là, đến khi nào thì chúng ta có thể nhận mình là “Chuyên Gia”, đó mới là điều cần tranh cãi.
Vậy, hôm nay tôi xin phép được đưa ra góc nhìn của bản thân tôi như sau. Bạn có thể nhận mình là chuyên gia về kênh/công cụ khi bạn đạt đủ 3 yếu tố:
Làm được các yêu cầu ở Level 2 ở mức độ cực tốt.
Luôn luôn update những thay đổi mới nhất của Kênh, là người tiên phong các xu hướng.
Có thật nhiều trải nghiệm ở đa ngành nghề (Bđs, giáo dục, thời trang, …), đa quy mô (Doanh nghiệp nhỏ -> lớn), đa mục tiêu (DN chạy Brand, DN chạy doanh số).
Nếu đạt được 3 yếu tố trên, bạn bắt đầu có thể tự hào mình là chuyên gia về 1 kênh/công cụ. Tuy nhiên, các yếu tố trên cũng rất khó để đánh giá định lượng một cách chính xác.

VÌ VẬY, ĐÔI KHI VIỆC BẠN CÓ PHẢI LÀ MỘT CHUYÊN GIA HAY KHÔNG, PHỤ THUỘC VÀO VIỆC BẠN CÓ DÁM NHẬN MÌNH LÀ MỘT CHUYÊN GIA HAY KHÔNG.

Nói lan man một lúc, giờ quay lại vấn đề chính, ở bước 1, mỗi người phải tự tìm lấy 1 kênh/công cụ và học hỏi thành thạo, tức là tối thiểu đạt Level 2. Việc đạt Lv2 sớm hay muộn phụ thuộc vào tốc độ học hỏi,phương pháp học và khả năng tiếp thu của mỗi người. Ngoài ra, độ khó và phức tạp của kênh/công cụ cũng ảnh hưởng nhiều. Riêng phần phương pháp học hỏi, mình sẽ có 1 bài viết chia sẻ riêng sau.
Việc thành thạo một kênh/công cụ sẽ giúp bạn một số điều sau:
Bạn sẽ kiếm được việc ngay, kiếm được tiền để nuôi cái sự học ngay
Bạn sẽ có cơ hội tiếp cận với những khách hàng/sản phẩm/dịch vụ đầu tiên, từ đó có được những tư duy đầu tiên về Digital Marketing
Bạn sẽ bắt đầu có được những mối quan hệ đầu tiên trong nghề, có môi trường để học hỏi cọ sát.
ok, vậy là chúng ta đã thống nhất với nhau là sẽ chọn 1 kênh/công cụ để thành thạo đầu tiên. Vậy câu hỏi tiếp theo là: “Chọn kênh/công cụ như thế nào”
Có quá nhiều option cho các bạn, tôi không thể đưa ra lời khuyên là nên chọn kênh gì. Kênh/công cụ phổ biến thì sẵn tài liệu để học, tuy nhiên khá là khó để tạo nên sự khác biệt. Kênh/công cụ ít người làm thì dễ tạo dấu ấn thương hiệu cá nhân, tuy nhiên bạn sẽ phải tự mày mò nghiên cứu rất nhiều, thậm chí phải tự sáng tạo ra cái mới chứ k thể đi học ai được.

Mình sẽ liệt kê dưới dây

1 số nhóm kênh/công cụ phổ biến

Để phù hợp để bạn start với nghề Digital. Lưu ý: Việc bạn chọn kênh để start sẽ định hình phong cách làm nghề của bạn sau này, vì vậy nên chọn lựa kĩ nếu có thể.
Nhóm kênh Social: Facebook
Chọn nhóm này, công việc của bạn sẽ xoay quanh việc giao tiếp với khách hàng qua mạng xã hội. Người start ở nhóm này sẽ có xu hướng phát triển nghề theo hướng xây dựng Brand, xây dựng cộng đồng, làm các chiến dịch sáng tạo.
Nhóm các công cụ Ads: Facebook ads, Google ads (GDN, Adword, Yotube), zalo ads, adnetwork,…
Chọn nhóm này, công việc của bạn sẽ xoay quanh các yếu tố kĩ thuật quảng cáo và copywrite. Người start ở nhóm này sẽ có xu hướng phát triển nghề theo hướng thúc đẩy doanh số, đi sâu vào kĩ thuật.

Nhóm SEO

Chọn nhóm này, công việc của bạn sẽ xoay quanh việc tối ưu web và content. Người start ở nhóm này sẽ có xu hướng phát triển nghề theo hướng quản trị website, quản trị hệ thống.
Nhóm Content – CopyWrite
Chọn nhóm này, công việc của bạn sẽ chỉ tập trung vào việc xây dựng các hệ thống nội dung. Người start ở nhóm này sẽ định hình rất rõ là phát triển theo hướng sáng tạo, tìm kiếm insight, đề xuất bigidea,…

Nhóm Tracking – Analysis, Nhóm nghiên cứu trải nghiệm người dùng.

Chọn 2 nhóm này, công việc của bạn sẽ xoay quanh các phương pháp theo dõi và đo lường quảng cáo, đọc các hệ thống báo cáo để đưa ra phân tích, từ đó đưa ra các quyết định giúp tối ưu quảng cáo hoặc trải nghiệm người dùng. Đây là 2 nhóm rất đặc thù, không nhiều người nghiên cứu sâu. Những người Start ở nhóm này sẽ chơi rất thân với các bạn ở nhóm Ads.


Một số nhóm khác: Email, App, Affiliate,…

Bệnh cạnh việc tập trung vào học hỏi chuyên sâu 1 công cụ. Các bạn có thể học thêm 1 số kĩ năng bổ trợ như: Thiết kế, code, làm landingpage,…
Những kĩ năng bổ trợ sẽ giúp bạn trở thành một người thực chiến hơn, ít phụ thuộc vào người khác hơn. Ví dụ:
Bạn triển khai FB, đối với những post đơn giản, bạn có thể tự thiết kế mà k cần nhờ designer
Bạn chạy quảng cáo về website, cần tinh chỉnh 1 chút về giao diện, bạn có thể triển khai ngay mà k cần chờ coder
Những kỹ năng này không quyết định bạn có thành công hay không, tuy nhiên nếu có, chắc chắn nó sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian đến vạch đích.

TÓM LẠI: BƯỚC 1 LÀ TÌM MỘT KÊNH/CÔNG CỤ PHÙ HỢP VỚI KHẢ NĂNG VÀ SỞ THÍCH CỦA BẢN THÂN, BẰNG MỌI GIÁ PHẢI THÀNH THẠO CÔNG CỤ NÀY.

Bước 2: Xác định phong cách bản thân

Như ở part 1 tôi đã chia sẻ, bạn có 2 hướng để sống với nghề: 1 là chuyên gia, 2 là quản lý. Dù bạn có chọn phong cách nào, cũng đều cần có 1 nền tảng trình độ tốt ở bước 1.
Nếu bạn chọn hướng đi Chuyên Gia.
Sau khi hoàn thành Level 2 – Thành Thạo, hãy tiếp tục phát triển kiến thức của mình theo cả chiều sâu lẫn chiều rộng (Ứng dụng kênh trong nhiều lĩnh vực khác nhau), đến bao giờ bạn tự tin nhận mình là chuyên gia thì thôi (Gọi là thôi nhưng vẫn phải liên tục update kiến thức, ở cái giới digital này, chỉ 3 tháng k update là thành người lạc hậu r chứ đừng nói là Chuyên Gia)
Nếu bạn chọn hướng đi Quản Lý
Hãy trang bị những kiến thức cần có của một Manager (Đọc lại part 1). Sau khi hoàn thành Level 2 – Thành Thạo về một kênh, bạn đã có được những kết quả đáng kể trong công việc. Đây là lúc bạn thể hiện mình ở những mảng việc lớn hơn như lập kế hoạch, lập hệ thống kpi báo cáo, quản trị đội nhóm,…. Hãy tìm kiếm những cơ hội để làm Leader/Manager ngay khi có thể, có thể bắt đầu với những doanh nghiệp nhỏ. Dần dần, bạn sẽ lên được Manager ở những công ty lớn hơn.
Tuy phân ra như vậy, nhưng đôi khi bạn không nhất thiết phải chọn 1 trong 2. Có người vừa là chuyên gia, vừa làm quản lý. Tuy nhiên, việc xác định phong cách ngay từ đầu, sẽ giúp bạn xác lập mục tiêu sớm, và có những bước đi phù hợp.

Bước 3: Học hỏi thêm các kiến thức nền tảng về Marketing

Digital Marketing đơn giản chỉ là làm Mkt trên nền tảng kĩ thuật số. Vì vậy, làm DM không thể thoát khỏi tư duy chung của Mkt. Vậy, bạn nên dành thời gian tìm hiểu những nguyên lý cơ bản của MKT, tìm hiểu những công cụ khác của MKT (Trade Mkt, PR,…). Điều này giúp cho bạn 2 điều:
Hiểu được các tư duy MKT căn bản, giúp bạn phối hợp DM nhịp nhàng với các công cụ MKT khác
Giúp bạn đi chém gió thần sầu hơn. Làm chuyên gia về DM mà đi chém gió k biết về 4p-7ps, rồi thì R-STP-MM-I-C thì cũng hơi ngại. Không chắc những kiến thức này giúp công việc của bạn hiệu quả hơn, nhưng chém gió tốt hơn thì tôi đảm bảo đó, hihi.

Bước 4: Sống với nghề Digital Marketing

Sau khi bạn đã trở thành một Chuyên Gia hoặc một Digital Manager chính hiệu, môi trường làm việc của bạn sẽ không chỉ bó hẹp trong Client hoặc Agency như tôi đã đề cập ở part 1.
Việc lựa chọn Client hoặc Agency là bắt buộc khi bạn chập chững vào nghề. Chỉ có ở những nơi đó, bạn mới có môi trường để học chuyên sâu một kênh hoặc tìm hiểu đa kênh. Chỉ ở đó bạn mới có cơ hội để thử nghiệm các ý tưởng của mình bằng tiền và sản phẩm của người khác (Trích lời a Donny Chu: chỉ ở đó bạn mới có cơ hội dùng tiền người khác để trả giá cho những cái ngu của mình)
Sau khi đã đạt được những thành quả nhất định, các cơ hội sẽ mở rộng với bạn. Bạn có thể lựa chọn một số hướng đi khác như sau:
Freelancer: Tự làm tự ăn, chuyên sâu về 1 mảng nào đó, nhận outsource hỗ trợ các DN vừa và nhỏ_ những DN không đủ ngân sách để thuê những Agency chuyên nghiệp.
Mở Agency nhỏ: như Freelancer, nhưng bạn có đội nhóm, dịch vụ chuyên nghiệp hơn.
Làm tư vấn: bán ý tưởng, bán kiến thức, bán kế hoạch
Làm đào tạo: hihi, thôi không nói đâu
Làm kết hợp một lúc nhiều hướng

BƯỚC 5: Phát triển các kĩ năng chung về quản trị Business

Bước này vốn ban đầu sẽ không có trong bài viết này. Tôi định gói gọn kiến thức để hướng đến những bạn mới chập chững bước vào nghề Digital. Phần kiến thức này theo tôi có vẻ hơi xa xôi với các bạn Newbie. Tuy nhiên, trong một buổi nghe lỏm được anh Bui Quang Tinh Tu chia sẻ, tôi biết không ai muốn mãi mãi làm thuê cả đời. Rồi đến một lúc nào đó, các Digital Marketer sẽ tính để việc sở hữu business riêng (Ví dụ như mở Agency nè). Vì vậy, tôi đã đưa thêm Bước này vào bài viết.
Bên cạnh việc học hỏi và phát triển các kĩ năng Marketing, hãy dành thời gian để nghiên cứu các kiến thức khác về Business như: Tài chính, Quản trị nhân sự, Kế Toán, Hành Chính, … Tất cả những kiến thức giúp bạn điều hành một doanh nghiệp tổng thể, như một CEO. Trong thực tế, có rất nhiều các anh chị đi trước đã chuyển từ vị trí CMO sang vị trí CEO một cách ngon lành. Để có được điều đó, họ đã dành nhiều năm tích lũy những kiến thức quản trị Business nói trên.

Trên đây là 5 bước trong lộ trình sống với nghề Digital. Cám ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết lê thê này. Thấy hay chia sẻ giúp mình nhé.

Nguồn: Phùng Thái Học

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây